Xây móng nhà rất quan trọng, là phần đầu tiên cũng như là phần quan trọng nhất trong quá trình làm nhà. Móng nhà là nơi chịu trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà, yêu cầu đảm bảo an toàn là có khả năng chịu tải tốt, được tính toán thiết kế thi công chuẩn kỹ thuật. Những thông tin và kinh nghiệm cách làm móng nhà chắc sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn ít nhiều để có móng nhà vững chãi, kiên cố.
Kinh nghiệm làm móng nhà
Các loại móng cơ bản hiện nay
Để tìm cách làm móng nhà chắc, phải tìm hiểu các loại móng và nền đất thích hợp áp dụng các loại móng này.
Móng đơn
Móng đơn là móng cốc có chi phí rẻ nhất, tiết kiệm nhất khi sử dụng trong các loại móng, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo. Móng đơn thường được sử dụng dưới chân cột nhà, trụ, cột sảnh,…
Móng đơn có giới hạn chịu lực trung bình, dùng để cải tạo nhà nhỏ lẻ, móng có hình dạng vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,…
Móng băng
Khả năng chịu lực, chịu lún của loại móng này khá tốt, thi công dễ dàng và là loại móng được áp dụng phổ biến trong các công trình dân dụng. Móng băng liên kết với nhau chạy dọc theo chân tường, song song và giao nhau tạo thành hình ô bàn cờ.
Móng bè
Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện, áp dụng ở những nơi đất yếu, sức kháng nền thấp. Móng bè được áp dụng trong các công trình như kho, tầng hầm, bể chứa nước, nhà vệ sinh, hồ bơi,… và các tòa nhà cao tầng.
Móng cọc
Móng cọ là phương pháp đóng cọc sâu xuống tầng đất tới tận lớp đất sỏi đá, móng có khả năng chịu lực lớn cho công trình có trọng tải nặng.
Móng cọc là gì?
Quy trình làm móng nhà chuẩn
Tùy thuộc vào loại công trình nhà ở, nhà xưởng, nhà cao tầng… để lựa chọn phương pháp thi công móng nhà thích hợp đảm bảo độ bền chắc, tiết kiệm chi phí.
Lựa chọn các bản vẽ thiết kế móng nhà sao cho phù hợp từng loại nhà như kết cấu móng nhà 4 tầng khác với nhà 2, 3 tầng, móng nhà chung cư, cao ốc hay nhà dân sẽ có yêu cầu bản vẽ, thi công cũng khác nhau.
Dưới đây là quy trình làm móng nhà đơn giản, cơ bản để công trình bền chắc đối với một số loại nền móng nhà thông dụng:
Quy trình làm móng cọc xây dựng nhà ở
Móng cọc là giải pháp tối ưu cho công trình lớn, nền đất yếu. Kinh nghiệm thiết kế móng cọc nhà dân và cách làm móng cọc nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng … với loại móng cọc ép cột bê tông thay cho cọc gỗ tre nứa bởi độ bền cao, chịu được móng dưới nước:
Bước 1: Chuẩn bị trước đào móng bao gồm bản vẽ, nhân công, nguyên liệu làm móng…
Bước 2: Đóng cọc (nếu thiết kế có yêu cầu quy trình đóng cọc (tre, cừ tram, bê tông đúc sẵn) cho móng đơn khi làm ở nền đất yếu .
Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã cố định (nếu có cọc) hoặc đào móng đủ kích thước sâu, rộng theo bản vẽ để đổ bê tông. Sau đó, giữ khô ráo, sạch sẽ, không ngập nước…
Bước 4: Làm phẳng mặt bằng móng (san đất đều hoặc có thể đổ thêm một ít đá có cùng kích cỡ lên mặt hỗ móng) và đầm phẳng
Bước 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng (đổ lăm le) nhằm làm phẳng mặt hố, hạn chế mất nước của bê tông khi đổ ở trên và biến dạng của đất đai do tác động bên ngoài, bảo vệ bê tông móng.
Bước 6 Cắt đầu cọc và ghép cốp pha móng
Bước 7: Đổ bê tông móng
Bước 8: Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng
Có thể tháo cốp pha bê tông móng sau 1 – 2 ngày định hình và tiến hành bảo dưỡng thường xuyên bằng cách phun tưới nước lên bê tông và pủ các vật liệu ẩm để giúp bê tông không bị nứt.
Về quy trình không quá phức tạp khi làm móng cọc tre hay cọc bê tông giống nhau nhưng chất lượng 2 loại cọc cũng như chi phí khác nhau.
Hướng dẫn xây móng nhà
Móng nhà cấp 4
Móng nhà cấp 4 có diện tích nhỏ, nên lựa chọn thi công móng nhà đơn là tốt nhất, nơi tốt nhất để xây móng nhà cấp 4 là nơi có nền đất tốt. Đáp ứng đủ các yếu tốt trên thì bạn sẽ tối ưu được chi phí và thời gian thi công.
Phía trên là đối với nền đất tốt, khi bạn ở nơi nền đất yếu có mạch nước ngầm, nước đọng thì móng bè là lựa chọn hợp lý nhất. Ngoài ưu điểm là loại móng tốt, kiên cố và vững chắc ra nó còn có khả năng chống thấm tốt, giúp nền móng bền chắc hơn khi ở nơi đất ẩm, nhiều nước.
Móng nhà cao tầng
Nhà càng nhiều tầng thì trọng lượng dồn xuống móng càng lớn, nếu xây dựng trên nền đất yếu thì vẫn nên lựa chọn móng bè, loại móng giúp giảm áp lực của toàn bộ căn nhà lên nền đất.
Với khu vực đất tốt, có lớp đất dày thì nhà thầu nên cân nhắc lựa chọn giữa móng cọc và móng bè, móng cọc ma sát yêu cầu phải đóng thật sau xuống dưới đất. Đối với đất tốt nhưng bên trên là nền cát thì đây là nền đất yếu.
Cách làm móng nhà chắc trên nền đất yếu
Khi xây dựng trên nền đất yếu cần phải đóng cọc tre hoặc cọc tràm thật sâu và thật chắc để có nền móng tốt. Những nền đất cực xấu thì cắm cọc càng sâu càng tốt và lựa chọn móng bè là phương án tốt nhất.
Gia cố lại đất trước khi đào móng đối với khu vực có nền đất yếu. Chuẩn bị máy bơm nước và ống dẫn nước để thoát nước, không để móng bị úng nước làm sụt lún nền đất. Những khi trời mưa hoặc có mạch nước ngầm chảy qua móng nhà cũng không gây ảnh hưởng đến móng nhà.
Dầm nước trên bề mặt sau khi đào móng để tăng độ nén cho đất, cần xác định tim móng sau khi đổ bê tông.
Nhận biết đất có địa chất nền yếu
Đất yếu là đất không đủ khả năng để chịu trọng tải của các công trình như đường xá nhà cửa,… Đất dễ bị phá hoại, bị biến dạng dưới tác động của trọng tải và phải dựa vào nhiều chỉ tiêu vật lý, cơ học khác để xác định địa chất nền yếu hay tốt.
Nhận biết nền đất yếu
Các biện pháp xử lý làm móng trên nền đất yếu
Xử lý nền đất yếu giúp tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện tính cơ học và cơ lý của đất, biện pháp sau đây chỉ nên áp dụng với các nền đất yếu thông thường, không áp dụng với đất có mực nước ngầm và đệm cát kém ổn định.
Tới nước đẫm và đầm/ dầm chân động bằng máy làm chặt/ chân đất áp dụng thêm các phương pháp như cùng cát giếng, các loại cọc như cọc đất cọc vôi cọc cát để nén đất, làm cho đất vững chắc hơn.
Hạ mực nước ngầm dùng giếng cát, các phương pháp đệm thấm,… hay sử dụng ci măng, vữa xi măng, phương pháp điện hóa, phương pháp silicat hóa làm chất keo để làm chắc nền đất hơn.
Để tăng độ kết dính và làm chắc kết cấu móng thì dùng phương pháp xử lý nền đất bằng cọc cứng, cọc tre, cọc bê tông,…
Thông tin cách làm móng nhà tốt trên đây mong là sẽ giúp bạn thực hiện tốt cho giai đoạn làm móng nhà.