Mái tôn là công trình được sử dụng ngày một nhiều bởi những đối tượng khác nhau. Làm mái tôn cần tính toán đúng khoảng cách xà gồ mái tôn nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng mái. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức chuẩn xác về xà gồ cho mái tôn và tính toán đúng thông số kỹ thuật này.
Làm mái tôn là lựa chọn phổ biến hiên nay
Xà gồ là gì?
Xà gồ là vật tư được sử dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng với nhiệm vụ cố định, nâng đỡ sức nặng của phần mái. Xà gồ mái tôn là thanh ngang, dọc được lắp ráp với nhau kết hợp với sự hỗ trợ của tường, kèo, thép dầm nhằm tạo được sự cố định, nâng đỡ tốt cho phần mái.
Vai trò của xà gồ
Xà gồ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cố định, định hình cho phần mái của công trình. Xà gồ là một trong những vật tư quan trọng mang đến vẻ đẹp cho công trình, giúp công trình chống lại các tác động đến từ thời tiết, thiên tai. Xà gồ đảm nhận vai trò nâng cao độ bền của mái tôn sau thời gian sử dụng mái.
Phân loại xà gồ
Theo chất liệu
Xà gồ được phân loại theo chất liệu gồm có xà gồ thép đen, thép mạ kẽm, hợp kim nhôm kẽm. Mỗi loại đều có những ưu điểm riêng dẫn đến sự khác biệt về giá thành, chức năng sử dụng:
- Xà gồ thép đen: Xà gồ loại này được làm bằng cách nung nóng thép và cán nóng sau đó nối các mối hàn với nhau. Nhẹ, bền, không bị bẻ cong khi có tác động của ngoại lực chính là ưu điểm của loại xà gồ này.
- Xà gồ thép mạ kẽm: Xà gồ loại này được làm từ thép cán nóng hoặc cán nguội sau đó phủ kẽm lên trên bề mặt. Độ bền của xà gồ này rất cao, chống ăn mòn, chống rỉ sét trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau và chắc chắn giá thành cũng khá đắt tiền.
- Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm: Xà gồ loại này được làm từ thép cán nóng, cán nguội và phủ hợp kim nhôm kẽm lên trên bề mặt của xà gồ. Đây là vật tư được lựa chọn sử dụng phổ biến hiện nay tại nhiều công trình nhờ tính bền, khả năng chịu lực cao, chống rỉ sét và ăn mòn hiệu quả.
Mái tôn chắc chắn nếu có phần khung xà gồ, kèo chuẩn kích thước
Theo hình dạng
Phân loại theo hình dáng thì có xà gồ chữ C và xà gồ chữ Z:
- Xà gồ chữ C có mặt cắt hình chữ C được sử dụng trong xây dựng nhà xưởng với các cột, trụ chống có chiều cao bé hơn 6m.
- Xà gồ chữ Z có mặt cắt hình chữ Z thường được sử dụng cho công trình có cột, trụ cao hơn 6m.
Tại sao cần tính khoảng cách xà gồ mái tôn?
Nguyên nhân cần tính chính xác khoảng cách xà gồ với mái tôn đến từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có:
- Tính năng an toàn: Khoảng cách từ má đến xà gồ mang đến sự an toàn về mặt kết cấu chung của công trình. Công trình không bị rung lắc, lệch chuyển nếu đảm bảo khoảng cách giữa phần khung và phần mái sau khi hoàn thiện.
- Độ bền sử dụng mái tôn lâu dài: Nếu có sự tính toán khoảng cách chuẩn xác khi làm mái tôn chắc chắn công trình sẽ bền sử dụng hơn, tuổi thọ sử dụng lâu dài, giảm nhiều hư hỏng trong thời gian sử dụng mái. Mùa mưa, mùa nắng, gió không tác động đến chất lượng mái tôn nếu khoảng cách từ mái đến xà gồ đảm bảo tiêu chuẩn.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí đầu tư mua xà gồ, mua mái tôn sẽ có sự chuẩn xác, không bị chênh lệch nhiều nếu tính toán đúng khoảng cách phần khung đến mái trong khi lắp đặt, làm mái. Các chi phí phát sinh như sửa chữa, điều chỉnh cũng được giảm đáng kể khi làm mái tôn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Cách tính khoảng cách xà gồ mái tôn hợp lý
Các yếu tố xác định khoảng cách xà gồ lợp mái tôn
Khoảng cách từ xà gồ đến phần mái tôn chuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong khi tính toán:
- Độ dày của vật liệu làm mái tôn: Độ dày của vật liệu (kèo, tôn lợp, xà gồ) quyết định đến sức nặng của công trình nên ảnh hưởng đến việc tính toán khoảng cách.
- Độ dốc mái: Yếu tố này có sự khác nhau tùy theo từng quy mô công trình, tính chất của địa hình. Mái tôn cần có độ dốc để thoát nước khi trời mưa đồng thời đảm bảo thẩm mỹ của mái. Thông thường thì xà gồ đến mái tôn có khoảng cách từ 70 – 90cm với tôn lợp thông thoáng, 80 – 120cm đối với tôn chống nhiệt.
Xà gồ mái tôn quyết định chất lượng công trình
Khoảng cách xà gồ mái tôn đạt tiêu chuẩn
Khoảng cách xà gồ cho mái tôn đạt tiêu chuẩn có sự khác nhau theo từng phần khung, thiết kế của mái tôn. Nếu sử dụng khung kèo 2 lớp thì khoảng cách tiêu chuẩn phù hợp nhất đó chính là từ 1100 – 1200mm. Mái tôn hệ 3 khung kèo có khoảng cách phù hợp nhất là từ 800 – 900mm sẽ mang đến khả năng chịu lực, nâng đỡ, chống nhiệt đảm bảo cho người sử dụng mái tôn hoàn thiện.
Mái tôn sử dụng lâu dài nếu tính toán khoảng cách đến xà gồ chính xác
Cách tính xà gồ mái tôn theo phong thủy
Tính toán khoảng cách của mái tôn đến xà gồ theo quan niệm phong thủy có nhiều cách tính khá nhau:
- Nếu tính khoảng của theo quan niệm Sinh – Trụ – Trụ – Hoại – Diệt thì công thức sẽ là: Sinh = [4n +1], “n” là số chu kỳ lặp lại trên phần khung kèo để sinh ra con số sinh, trụ đẹp nhất cho mái tôn của người sử dụng.
- Tính khoảng cách của mái tôn đến xà gồ theo độ tuổi của người gia chủ được xác định khi biết được năm sinh, can – chi của gia chủ. Sau đó lấy đòn giông làm trục chính và bắt đầu lợp xà gồ theo bậc số 1 để tìm kiếm được số đòn tay, khoảng cách xà gồ cho mái lý tưởng.
Trên đây là những cách đơn giản để tính toán chính xác khoảng cách xà gồ đến phần mái tôn có thể nhiều người vẫn chưa biết. Bạn có thể tìm hiểu thêm và áp dụng theo những thông tin được nêu trên nhé.