[Hướng dẫn] Cách lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng

Trong tất cả các giai đoạn để xây dựng một ngôi nhà thì thi công móng chính là một trong những công đoạn cốt lõi để xây được một ngôi nhà vững chắc. Mỗi kiểu nhà, công trình lại phù hợp với các loại móng khác nhau, và cũng phải dựa vào địa chất mạnh, yếu tại địa điểm thi công. Tìm hiểu ngay cách lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng tại đây.

Cách lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng 1

Bản vẽ kết cấu móng nhà 2 tầng

Các loại kết cấu móng nhà 2 tầng phổ biến nhất hiện nay

Móng băng

Móng băng là một trong những loại móng phổ biến nhất trong thiết kế nhà nói chung và thiết kế nhà 2 tầng nói riêng. Móng băng là kiểu móng có chân mở rộng chạy dài theo các trục cột tạo thành khối đế vững chắc.

Móng băng phù hợp xây ở mọi địa chất, dù yếu dù mạnh sử dụng móng này đều tốt, những vùng có điều kiện địa chất yếu thì nên áp dụng xây móng băng để có phần móng vững chắc.

Móng băng còn được xây theo 3 loại là cứng mềm và kết hợp. Tùy vào địa chất mỗi vùng và công trình sẽ thực hiện để lựa chọn loại phóng móng cụ thể.

Để đưa ra được phương án lựa chọn tốt nhất thì phải khảo sát địa chất và tình trạng chung mới đưa ra quyết định đúng đắn được.

Móng bè

Móng bè cũng là loại móng phổ biến vì có tác dụng giảm trọng tải khi xây nhà 2, 3 tầng, cấu trúc móng này được áp dụng rất phổ biến ở nông thôn. Móng này sẽ được trải rộng dưới toàn bộ công trình, vì vậy giúp giảm áp lực công trình có trọng lượng lớn.

Móng này cũng phù hợp với các công trình trọng tải lớn hoặc ở những nơi có địa chất yếu. Mặc dù giúp giảm trọng tải nhưng thực sự không hiệu quả bằng móc băng, nên loại móng này ít được sử dụng hơn trong kết cấu móng nhà 2 tầng.

Cách lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng 2

Kết cấu móng bè

Móng cọc

Móng cọc là sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công, các liên kết được tạo trên đầu cọc.

Nhờ giằng móng nên có kết cấu vô cùng vững chắc, kiểu móng này cũng được áp dụng cho những nơi có địa chất yếu, sụt lún, sạt lở, những nơi gần ao hồ hoặc nơi có địa hình phức tạp.

Số lượng cọc thi công sẽ phụ thuộc vào tải trọng công trình tác dụng vào đầu cột, độ sâu của móng chôn và được tính theo công thức:

Tải trọng, tải trọng sàn, trọng tải tác dụng khi đưa vào sử dụng tổng cộng vào khoảng 1.2 – 1.5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng).

Móng đơn

Kết cấu móng đơn nhà 2 tầng là loại móng chỉ chịu được trọng tải nhẹ, nhà có kết cấu đơn giản, chỉ áp dụng khi địa chất tốt, nền đất rắn chắc, tốt. Móng đơn ít khi được lựa chọn khi xây dựng, thiết kế nhà nói chung.

Trên đây là 4 loại móng phổ biến được áp dụng rất nhiều trong thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng. Tiếp tục tìm hiểu kinh nghiệm xây móng, và cách lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay.

Kinh nghiệm cần biết khi lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay

Bước 1: Khảo sát địa chất

Khảo sát địa chất là công việc quan trọng để đưa ra quyết định nên chọn loại móng nào cho thi công kết cấu móng nhà 2 tầng. Tất cả các công đoạn đằng sau có thành công hay không đều dựa vào công đoạn khảo sát địa chất này.

Cách lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng 3

Khảo sát địa chất

Bước 2: Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp

Nếu nền đất không tốt, không rắn chắc, có thể bị sạt lở, nói chung là địa chất yếu thì nên chọn móng băng. Nếu nền đất chắc chắn, tốt thì nên chọn móng đơn, vì móng đơn tiết kiệm rất nhiều chi phí cũng như sẽ chắc chắn khi được xây trên nền đất chắc.

Nếu các công trình nằm trên ao hồ, địa chất yếu, gần ao hồ đất dễ bị sạt lở thì bắt buộc phải áp dụng kết cấu móng cọc. Vì móng cọc có cấu trúc rất sâu, bám chắc lấy phần đất phía dưới, nên đất có địa chất yếu cũng không thể làm móng bị lung lay.

Đây chỉ là những gợi ý khái quát để đưa ra được phương án tốt, còn để đưa ra phương án cụ thể thì cần phải khảo sát địa chất công trình cụ thể của mỗi gia đình.

Bước 3: Thi công phải tuân thủ theo thiết kế

Sau khi đã lên phương án thì cần vạch ra những công đoạn thi công cụ thể, đảm bảo trọng tải kết cấu của toàn bộ công trình.

Bước 4: Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt

Kết cấu móng nhà 2 tầng có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và chất lượng của công trình, vì vậy cần đầu tư nguyên vật liệu tốt. Bởi phần móng chính là phần gốc rễ quan trọng của ngôi nhà đẹp.

Cách lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng 4

Chọn nguyên vật liệu chất lượng

Bước 5: Lựa chọn nhà thầu thi công chuyên nghiệp

Những nhà thầu có kinh nghiệm, thi công chuyên nghiệp sẽ tạo ra những công trình chất lượng, có tuổi thọ cao. Đối với những công trình để đời như thế này thì bạn không nên tập trung quá vào giá cả mà nên tập trung vào uy tín, chất lượng, kinh nghiệm của nhà thầu.

Cách thi công móng nhà 2 tầng chuẩn chỉnh

Thi công móng nhà 2 tầng cần đảm bảo chất lượng công trình, xây dựng thiết kế kỹ thuật thi công và tìm ra phương án thi công móng tốt nhất cho loại địa chất đó.

Nếu thi công nhà có hầm thì phải đào hố sâu để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, phải có bản vẽ kết cấu nhà 2 tầng chi tiết.

Công trình phải có kết cấu nền móng tốt, công trình được đảm bảo an toàn, chịu lực tốt, có tuổi thọ dài.

Bài viết liên quan