Tháp Chăm Pa & Những đặc điểm kiến trúc tôn giáo của người Chăm

Kiến trúc Chăm Pa là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng của người Việt xưa được lưu giữ cho đến tận bây giờ. Bên trong kiến trúc này có gì đặc biệt? Bạn đã am hiểu rõ về đặc điểm kiến trúc tôn giáo của người Chăm Pa qua những công trình họ để lại chưa? Nếu chưa biết hãy tham khảo ngay bài chia sẻ ngắn sau đây.

Tháp Chăm Pa & Những đặc điểm kiến trúc Chăm Pa 1

Tháp Chăm Pa cổ còn tồn tại hiện nay

Kiến trúc Champa là gì?

Kiến trúc Chăm Pa bao gồm các công trình được tạo thành từ gạch nung, màu đỏ sẫm với kết cấu dạng khối đặc trưng. Nhìn vào những di sản của kiến trúc này bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được đa số các khối đều có phần trên rộng, thon, hình bông hoa. Mặt cắt bằng của kiến trúc có không gian bên trong nhỏ hẹp, hình vuông đặc trưng.

Đặc điểm chính của kiến trúc người Chăm Pa đó chính là cửa luôn luôn đặt hướng về phía Đông và chỉ có 1 cửa duy nhất. Trần nhà kết cấu dạng mái vòm dạng cuốn đa phần bên trong có bệ thờ đá. Tường của công trình Chăm Pa gồm nhiều hình thù được chạm, khắc, đục đẽo tinh vi, tỉ mỉ, cẩn thận với hình ảnh về chim chóc, thần linh,…

Ngày 1/10/2006 nền kiến trúc của người Chăm Pa được công nhận là di sản văn hóa cấp tỉnh tại Quảng Nam. Hiện nay, những tòa tháp được xây dựng bởi người Chăm Pa vẫn còn nguyên vẹn nhờ chất lượng của gạch nung và kết cấu xây dựng, sắp xếp gạch nung.

Lịch sử kiến trúc Chăm Pa

Theo những tư liệu về kiến trúc Chăm Pa để lại, kiến trúc người Chăm Pa hình thành từ thế kỷ thứ 7 kéo dài đến những năm cuối thế kỷ thứ 17 với nhiều công trình chủ yếu là đền tháp. Hiện nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam còn có hơn 20 di tích lịch sử liên quan đến kiến trúc của người Chăm Pa cũ và nhiều công trình kiến trúc người Chăm Pa đã bị hư hỏng.

Tháp Chăm Pa & Những đặc điểm kiến trúc Chăm Pa 2

Gạch nung đỏ được sử dụng để tạo khối cho công trình đền tháp Chăm Pa

Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới. Ngày xưa, theo những thời đại được cai quản bởi các vị vua khác nhau sẽ có những vị thần, nhân vật khác nhau được thờ cúng trong tháp Chăm Pa; đó có thể là thần Ấn Độ cũng có thể là nhân vật quyền lực trong đạo Phật. Cho đến nay, các công trình đền tháp lũy của người Chăm Pa vẫn còn được sử dụng đề thờ thần linh, tổ chức lễ cúng trong dịp đầu năm.

Văn hóa Chăm Pa

Văn hóa Chăm Pa có sự tương đồng lớn với văn hóa Chăm Pa Việt cổ ở các công trình nghệ thuật. Tuy nhiên nếu xét về măt niên đại tồn tại thì văn hóa Chăm Pa xuất hiện trước, đạt đến đỉnh cao mà văn hóa Chăm Pa Việt cổ không thể với tới. Văn hóa Chăm Pa khác biệt ở điểm các chi tiết trang trí bên trong được chạm, khắc sau khi đã hoàn thiện công trình, văn hóa Chăm Pa Việt cổ thì các chi tiết trang trí được chạm khắc trước khi mang gạch đi nung.

Thế kỷ thứ 10 chính là thời kỳ đỉnh cao của văn hóa Chămpa với những lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng kết hợp với những bản điêu khắc mang hình ảnh chim muông kết hợp với con người, hoạt động cử chỉ của con người.

Phong cách kiến trúc

Phong cách Hòa Lai và phong cách Đồng Dương

Kiến Trúc Chăm Pa Phong cách Hòa Lai và phong cách Đồng Dương

Phong cách độc đáo của kiến trúc văn hóa Chăm Pa

Điểm ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào phong cách Hòa Lai và Đồng Dương được người Chăm Pa để lại đó chính là ngôi đền có hàng cột được ốp gạch nung đỏ cùng với phần vòm cửa chắc, khỏe. Hai phong cách này mang đến sự độc đáo bởi có nhiều họa tiết được trang trí.

Nếu phong cách Hòa Lai nổi bật với phần cửa thật, giả có nhiều mũi tròn được thi công trùm lên đầu cửa thì phong cách Đồng Dương lại hướng đến sự thanh thoát, sáng láng. Phong cách Hòa Lai sử dụng họa tiết trang trí hình lá uốn cong tại các cột ở cửa được làm bằng sa thạch. Các chi tiết bên trong phong cách Đồng Dương lại hướng ra ngoài thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát mang đến sự sang trọng, mới mẻ hơn.

Phong cách Mỹ Sơn A1

Phong cách Mỹ Sơn A1 mang đến cái nhìn trọn vẹn, đẹp cho hình ảnh tháp Chăm Pa  được dựng sừng sững bởi các cột ốp đứng tạo hình thành 1 đôi. Vòm cửa Mỹ Sơn A1 tuy có sự phức tạp nhưng tối giảm thao tác chạm khắc; trụ được xây dựng với kiểu thu nhỏ dần khi càng lên cao nhưng có sự phức tạp trong cách bố trí vật liệu.Kiến Trúc Chăm Pa Thánh Địa Mỹ Sơn

Trong phong cách Mỹ Sơn A1 bạn sẽ không còn nhìn thấy hình ảnh kiến trúc của phong cách Đồng Dương và Hòa Lai, thay vào đó chính là cái nhìn mới mẻ, lạ lẫm hơn.

Phong cách Bình Định

Với hàng loạt các biến cố khác nhau thì vào đầu thế kỷ 11, văn hóa Chăm Pa đã dần dần di chuyển vào vùng đất Bình Định, từ đây phong cách Bình Định đã ra đời và tồn tại đến ngày nay. Phong cách Bình Định trong kiến trúc Chăm Pa không hề giống với các phong cách cũ. Điểm nổi bật trong phong cách Bình Định phải kể đến đó chính là phần vòm như mũi giáo; các đường gân chắc khỏe, đậm được thao tác tại mặt tường.

Tháp Chăm Pa & Những đặc điểm kiến trúc Chăm Pa 4

Văn hóa Chăm Pa là si sản của người Việt

Phong cách muộn

Phong cách muộn của nền văn hóa Chăm Pa có niên đại kéo dài từ thế kỷ 14 đến những năm cuối thế kỷ thứ 17. Công trình tiêu biểu cho phong cách này phải kể đến như tháp Po Rome, tháp Po Klaung Garai, tháp Yang Prong, tháp Yang Mun (không còn tồn tại).

Kiến Trúc Chăm Pa Phong Cách Muộn Tháp Po Klaung Garai

Phong Cách Muộn Tháp Po Klaung Garai

Có thể thấy rằng nên kiến trúc văn hóa Chăm Pa mang đến cho đất Việt những công trình ấn tượng, trường tồn theo thời gian. Văn hóa Chăm Pa góp phần làm nên sự đặc sắc, phong phú cho đời sống tâm hồn người Việt và bè bạn trên khắp Thế Giới.

Bài viết liên quan