Nhập trạch là gì? Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Nhập trạch là một trong những nghi lễ từ xa xưa và vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay, là một trong những nghi thức quan trọng để dâng kính tấm lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên. Khi nhập trạch có cần xem tuổi? Tất cả các hướng dẫn từ nghi thức nhập trạch đến những lưu ý ở ngay dưới đây.

Nhập trạch có cần xem tuổi không 1

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Nhập trạch là gì?

Nhập là vào, trạch có ý nghĩa là nơi ở, lễ nhập trạch là lễ dọn vào nhà mới giống như việc làm hộ khẩu thông báo với thổ địa, thần linh cai quản ngôi nhà. Nghi lễ này là nghi lễ cổ truyền từ ngàn đời và là nghi lễ quan trọng.

Nghi thức này quan trọng vì thuộc về tâm linh và mang nhiều ý nghĩa quan trọng như mong ông bà phù hộ cho công việc làm ăn, sức khỏe cuộc sống hạnh phúc của gia đình.

Nhập trạch có cần xem tuổi không?

Chọn ngày nhập trạch tốt như thế nào cho đúng

Nhập trạch có cần xem tuổi không? Cách tính ngày nhập trạch dựa vào năm sinh sẽ được trình bày sau đây.

Ngày được chọn không rơi vào Thọ tử, Tam nương, ngày Dương công kỵ nhật.

Ngày Tam nương: 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Ngày Dương công kỵ nhật, là những ngày âm lịch sau: 11 tháng 2, 9 tháng 3, ngày 19 tháng Chạp, 7 tháng 4, ngày 23 tháng 10, 5 tháng 5, 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, Ngày 13 tháng Giêng, ngày 25 tháng 9, ngày 21 tháng 11.

Ngày Thọ tử là các ngày 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.

Chọn ngày nhập trạch dựa vào tuổi gia chủ, dựa vào quy tắc tứ hành xung và tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu và Hợi – Mão – Mùi và Thân, Tý, Thìn và Dần – Ngọ – Tuất.

Nhập trạch có cần xem tuổi không 2

Chọn ngày nhập trạch mang lại điều tốt

Chọn lễ vật khi nhập trạch

Mâm ngũ quả gồm: đu đủ, dừa, xoài, mãng cầu. Mâm hương hoa gồm: nhang, hoa tươi, giấy vàng bạc, đèn cầy đỏ 1 cặp, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đựng muối gạo, nước trộn lẫn, 3 miếng trầu cau đã têm.

Mâm rượu thịt: 3 chung trà, 3 điếu thuốc và 3 chung rượu; xôi, gà luộc nguyên con bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 trứng vịt luộc, 1 con tôm luộc.

Nhập trạch có cần xem tuổi không 3

Những lễ vật trong ngày nhập trạch

Thực hiện nghi lễ nhập trạch

Văn khấn nhập trạch

Phải đọc văn khấn thần linh sau đó với đến văn khấn tổ tiên, để thể hiện sự tôn trọng và đúng cấp bậc.

Văn khấn thần linh

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần

Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực

Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm …….

Tín chủ con là: ……………………………….……cùng các thành viên trong gia đình

Ngụ tại: ………………………………………………..

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản tọa chư vị tôn thần kính cẩn tấu trình:

Các ngài Thần Linh chính trực giữ ngôi tam thái, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại……và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần (nếu dọn đến nhà mới thì thêm: cho phép tín chủ con rước vong linh Gia Tiên chúng con về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng).

Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót phù trì bảo hộ.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Văn khấn gia tiên

Nhập trạch có cần xem tuổi không 4

Khấn Thần linh và tổ tiên

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần

Con kính lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực

Hôm nay là ngày ………. tháng ………. năm …….

Tín chủ con là: ……………………………….……cùng các thành viên trong gia đình

Ngụ tại: ………………………………………….. ……

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản tọa chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Các ngài Thần Linh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ, cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ……………………….và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần (nếu dọn đến nhà mới thì thêm: cho phép tín chủ con rước vong linh Gia Tiên chúng con về nơi ở mới này để gia đình thờ phụng).

Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào như ý, vạn điều tốt lành. Người người được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dày, thương xót phù trì bảo hộ.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, thịnh vượng an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Một số lưu ý và kiêng kỵ khi làm lễ nhập trạch

Gia đình cãi vã, bất hòa, đau buồn trong ngày nhập trạch; vạn sự khởi đầu nan, chuyển về nhà mới là sự khởi đầu mới, không nên mang những vận xui rủi vào nhà.

Hãy tự mình thực hiện tất cả các công việc dọn dẹp sắp xếp, để người ngoài làm sau này sẽ gặp các vận như hay bị mất cắp.

Nhập trạch rồi thì phải ngủ lại, rời đi là điều tối kỵ, mới dọn vào nhà mới thì tránh ngủ trưa, vì đó là hình ảnh tượng trưng cho sự lười biếng. Của cải gia đình cứ từ đó đi ra.

Nhập trạch có cần xem tuổi không? Phải xem tuổi các bạn nhé, để chọn được ngày tốt, người xưa đã có câu có thờ có thiêng có kiêng có lành. Chúc các bạn thành công.

Bài viết liên quan