Kiến trúc là những hình mẫu, sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng nên những công trình kiến trúc mang một phong cách riêng biệt. Ở mỗi một thời điểm sẽ có những phong cách kiến trúc riêng biệt, mang một phong cách chung của thời kỳ đó. Để hiểu thêm về những kiểu thiết kế kiến trúc phổ biến nhất trên thế giới từ trước đến nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Kiến trúc tại mỗi thời kỳ có những đặc trưng riêng biệt
1. Kiến trúc thời kỳ đồ đá
Từ thời xa xưa vào thời kỳ đồ đá, con người đã tạo dựng nên những nơi ở để tránh các tác động thiên nhiên và thú dữ. Thời kỳ đồ đá được chia làm 3 giai đoạn và ở mỗi thời điểm sẽ có những kiểu kiến trúc nơi ở khác nhau.
Ở thời kỳ đồ đá xưa có cuộc sống du mục nên mọi người thường sống tạm trong những vách đá, đào hang trú ẩn. Phong cách dần thay đổi theo thời gian bằng những nhà sàn được tạo từ mái lá đơn sơ, nhà có mái hai bên hay những căn lều có chóp hình tròn.
Tại thời kỳ đồ đá mới con người chuyển từ hình thức du mục sang định cư và tạo dựng thôn xóm, làng mạc. Các ngôi nhà được tạo dựng với phong cách lớn, có nhiều gian, mỗi gian đều có một căn bếp riêng. Ở thời kỳ này phong cách kiến trúc có sự thay đổi rõ rệt, xung quanh nhà có những tường rào bảo vệ như hàng rào ngày nay.
Ở thời kỳ đồ đồng một số phong cách kiến trúc thờ cúng được tạo dựng nên, mở đầu cho sự tín ngưỡng và tâm linh của thời kỳ đầu. Người ta sử dụng các phiến đá xếp chồng lên nhau và tạo thành một khối vững chắc để làm nơi mai táng những người chết.
2. Kiến trúc Ai Cập cổ đại
Thời kỳ Ai Cập cổ đại là nguồn cội đầu tiên của sự phát triển nhà nước văn minh. Ở thời kỳ này xuất hiện những phong cách kiến trúc độc đáo, sự phát triển văn minh của những thiết kế đặc trưng riêng biệt.
Kiến trúc Ai Cập cổ đại nổi tiếng với những công trình to lớn, mang tính đồ sộ. Ở thời kỳ này những thợ làm đá sử dụng những loại đá từ tự nhiên để tạo dựng nên những công trình kiến trúc này.
Phong cách kiến trúc ở thời kỳ này có nhiều điểm độc đáo, mang đậm nét văn hóa, các loại hoa văn trang trí được ứng dụng từ những hình vẽ đơn điệu nhưng thể hiện tinh thần tín ngưỡng của những người dân của Ai Cập cổ đại.
3. Kiến trúc Lưỡng Hà
Kiến trúc Lưỡng Hà nhấn mạnh vào những công trình đền đài
Nền văn minh Lưỡng Hà cũng là một nền văn minh nổi tiếng trong thời kỳ cổ đại. Những phong cách kiến trúc của thời kỳ này có những đặc điểm riêng biệt và gần giống với phong cách kiến trúc của Ai Cập cổ đại.
Vào thời kỳ này, người ta thường xây dựng nên những công trình kiến trúc được tạo từ gạch và bùn đất. Những đền đài tín ngưỡng là các công trình được xây dựng phổ biến nhất. Đền chiêm tinh Ziggurat là công trình kiến trúc nổi tiếng của thời kỳ này được lưu giữ cho đến ngày nay.
4. Kiến trúc cổ điển
Kiến trúc cổ điển là một trong những phong cách kiến trúc xuất hiện từ rất lâu trước đây. Phong cách kiến trúc này mang những tính mềm mại và tinh tế trong thiết kế, tạo nên những phong cách kiến trúc xưa và những phong cách kiến trúc này vẫn được xây dựng ngày nay.
Phong cách thiết kế này sở hữu đặc điểm cân đối và đối xứng trong những chi tiết thiết kế. Các quy chuẩn khắt khe xây dựng được ứng dụng để tạo ra những thiết kế hoàn mỹ, mang lại vẻ đẹp sang trọng và quý phái trong thời kỳ này.
Những hoa văn trang trí được thiết kế tỉ mỉ từ những vật liệu đơn giản, đắp lên những bức tường, cột để tạo ra điểm nhấn độc đáo cho phong cách kiến trúc này. Tổng thể kiến trúc cổ điển mang đến một nét hoài cổ và quy chuẩn hoàn mỹ.
5. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại mang dấu ấn cho sự phát triển của phong cách kiến trúc thời xa xưa và vẫn có sức ảnh hưởng to lớn đến những phong cách kiến trúc ngày nay. Các phong cách thiết kế của thời kỳ này mang đến những công trình vĩ đại.
Đặc điểm của loại hình này chính là những cột cao được xây dựng. Những công trình được xây dựng chủ yếu là đền đài, quảng trường… mang một nét thiết kế đặc trưng riêng biệt. Các thức cột và hình dáng cột tạo nên những vẻ đẹp đặc trưng của những công trình này.
Thức cột Doric, Lonic, Corinth là những thức cột phổ biến khi nhắc đến những thiết kế của thời kỳ này. Ở mỗi thức cột sẽ mang một phong cách thiết kế riêng biệt, những đầu cột được trang trí với nhiều hình dáng công phu, thẩm mỹ cao.
6. Kiến trúc La Mã cổ đại
Bên cạnh kiến trúc Hy Lạp cổ đại thì các kiến trúc La Mã cổ đại cũng là kiến trúc nổi tiếng và có những ảnh hưởng quan trọng trong phong cách thiết kế ngày nay. Kiểu kiến trúc này cũng mang những điểm độc đáo riêng biệt và vẻ đẹp thu hút.
Kiến trúc La Mã có sự ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc Hy Lạp. Tuy nhiên với sự phát triển riêng biệt đã tạo nên những loại hình thiết kế riêng biệt mà khi nhìn vào người ta nhận ra ngay phong cách của La Mã cổ đại.
Phong cách thiết kế La Mã cổ đại tạo điểm nhấn đặc sắc riêng biệt
Các công trình kiến trúc trong thời kỳ này không thể không nhắc đến đấu trường La Mã, một trong những công trình tiêu biểu mang giá trị lịch sử đến ngày nay. Phong cách thiết kế của thời kỳ này là những mái vòm, ô cửa vòm… tạo nên sự đặc trưng.
Bên cạnh đó nghệ thuật điêu khắc cũng phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. Trên các bức tường, cột được điêu khắc với những hình dáng hoa văn cầu kỳ tạo nên sự đặc sắc cho phong cách thiết kế thời đại đế chế La Mã.
7. Kiến trúc thời Trung Cổ
Kiến trúc thời Trung Cổ phát triển mạnh tại các quốc gia châu Âu và là bước ngoặt lớn trong phong cách thiết kế xây dựng của thời kỳ này. Những công trình xây dựng của giai đoạn này mang tính tiêu biểu và ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách xây dựng châu Âu hiện nay.
Loại hình này được chuyển từ phong cách La Mã và Gothic để tạo nên những điểm riêng biệt. Những kiến trúc thời kỳ này ứng dụng thiết kế mái vòm trong thời kỳ La Mã hay Hy Lạp cổ đại và tạo nên những mái vòm cao lớn hơn, độ nông rộng hơn.
Phong cách kiến trúc cổ điển này đã mang đến những công trình tôn giáo nổi tiếng tại châu Âu, các công trình này tạo nên dấu ấn cho sự phát triển của kiến trúc thời kỳ Trung Cổ và mang tính văn hóa, tín ngưỡng cao.
8. Kiến trúc Byzantine
Kiến trúc Byzantine là sự tiếp nối của phong cách thiết kế La Mã cổ đại. Với những chuyển biến trong xã hội đã tạo nên một vùng đất với sự ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa, phong cách khác nhau, tuy nhiên kiểu kiến trúc này vẫn mang những tính đặc sắc riêng biệt.
Phong cách thiết kế của thời kỳ này vẫn ứng dụng những mái vòm lớn, các vòm cuốn được tạo nên từ gạch, kết cấu mạch lạc, cân bằng. Kiến trúc Byzantine là sự kết hợp giữa phong cách phương Đông cùng với phong cách La Mã, Hy Lạp cổ.
Các cấu trúc hình học được ứng dụng trong việc trang trí, tính cân bằng và đối xứng được thể hiện tự do hơn, không cần tuân theo những quy chuẩn nhất định của thời kỳ trước. Những mái vòm phức tạp được tạo dựng mang kiểu thiết kế đặc trưng cho thời kỳ này.
9. Kiến trúc Romanesque
Kiến trúc Romanesque nổi bật với những mái vòm
Kiến trúc của thời kỳ Romanesque mang đến những kiểu thiết kế mái vòm to lớn. Những mái vòm được thiết kế đa dạng hơn, có dạng sóng gân. Những kiến trúc này tạo nên sự phóng khoáng và nét độc đáo trong thiết kế.
Những bức tường được thiết kế dày dặn bởi gạch và đá, có khả năng chịu lực lớn. Các loại cột trụ vẫn được sử dụng nhiều trong thiết kế. Cửa sổ và cửa đi nhỏ hẹp, ít cửa sổ được sử dụng trong phong cách thiết kế này nên không lấy được nhiều ánh sáng.
Để giảm đi những cảm giác vuông vức của thiết kế này, những hoa văn điêu khắc được tạo nên với vẻ mềm mại, uyển chuyển và điểm nhấn cho các cửa ra vào thêm phần đặc sắc hơn.
10. Kiến trúc Gothic
Kiến trúc Gothic cũng là một trong những loại hình xây dựng nổi tiếng trong thời kỳ xa xưa. Phong cách này được bắt nguồn từ Tây Âu và do người Pháp thiết kế nên. Những điểm đặc trưng của phong cách này là thiết kế độc lạ, mang phần huyền bí.
Kiểu kiến trúc này có phần mái nhọn với chiều cao từ 38 – 42m. Những cửa sổ được thiết kế với mặt đứng cũng cao lớn và có kích thước từ 8 – 12m. Phần bên dưới là một cửa ra vào dạng hốc sâu, trên cửa là những ô kính tròn to lớn với những tấm kính màu sắc. Kiểu thiết kế này đã tạo nên điểm đặc trưng riêng biệt của phong cách xây dựng châu Âu.
11. Kiến trúc Phục Hưng
Phong cách kiến trúc Phục Hưng xuất hiện từ thế kỷ 14 đến 17 tại các vùng đất châu Âu. Những kiểu thiết kế này mang tầm ảnh hưởng theo lối kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại. Bên cạnh đó những phong cách kiến trúc thời kỳ này cũng theo lối kiến trúc Gothic, Baroque.
Kiến trúc thời kỳ này mang tính thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng. Trào lưu của lối kiến trúc này từ sự mong muốn phục hưng lại những kiểu thiết kế của La Mã cổ đại. Ứng dụng những kiểu thiết kế chuẩn mực, đối xứng, bố cục rõ ràng và những hệ thức cột cổ điển để tạo nên các công trình đặc sắc riêng biệt.
Điểm nổi bật của lối kiến trúc này chính là sử dụng những hình học đơn giản, không có tính phức tạp của thời kỳ Trung Cổ. Hình tròn và hình vuông được ứng dụng nhiều trong những công trình xây dựng.
12. Kiến trúc Baroque
Được ra đời tại Ý vào thế kỷ 17, kiến trúc Baroque mang những ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo, hội họa, âm nhạc… và phát triển mạnh mẽ khắp các vùng châu Âu. Đặc điểm kiến trúc này nhấn mạnh vào các công trình nhà thờ.
Kiến trúc Baroque với những đường nét thiết kế tỉ mỉ
Kiểu thiết kế này nhấn mạnh vào xu hướng ảnh ảo, không gian mở với nhiều hình dạng oval được xây dựng tạo nên chiều sâu và dài hơn với lối kiến trúc này. Những chi tiết hình oval xuất hiện hầu hết ở các phần trang trí của thiết kế này.
Với đặc điểm xây dựng tập trung chủ yếu vào nhà thờ nên những công trình này tạo nên điểm ấn tượng về đấng linh thiêng, có thể thấy qua những họa tiết trang trí được thiết kế công phu và tỉ mỉ, giúp cho mọi người có thể dễ dàng nhận biết.
Phát triển từ trường phái Baroque, phong cách thiết kế kiến trúc của Rococo mang một màu sắc tinh tế, sắc sảo, cầu kỳ và chi tiết. Nghệ thuật tổng thể được áp dụng với lối thiết kế này tạo nên những công trình thẩm mỹ cao.
Kiến trúc này thường được sử dụng để trang trí với những thiết kế điêu khắc, hội họa tại các nhà ở, nhà thờ, cung điện… Nổi bật của thiết kế này là những đường cong, đường uốn lượn được xây dựng một cách tinh tế, tạo sự mềm mại, uyển chuyển.
Những phong cách này vẫn mang tầm ảnh hưởng cho đến ngày nay và được nhiều người ứng dụng vào lối thiết kế nội thất của mình, thể hiện sự tinh tế, một chút hoài niệm. Dù là đặc sắc chung của thiết kế châu Âu thời bấy giờ nhưng tại mỗi quốc gia đều có những điểm đặc trưng riêng để tạo nên sự khác biệt.
13. Kiến trúc Rococo
Phát triển từ trường phái Baroque, phong cách thiết kế kiến trúc của Rococo mang một màu sắc tinh tế, sắc sảo, cầu kỳ và chi tiết. Nghệ thuật tổng thể được áp dụng với lối thiết kế này tạo nên những công trình thẩm mỹ cao.
Kiến trúc này thường được sử dụng để trang trí với những thiết kế điêu khắc, hội họa tại các nhà ở, nhà thờ, cung điện… Nổi bật của thiết kế này là những đường cong, đường uốn lượn được xây dựng một cách tinh tế, tạo sự mềm mại, uyển chuyển.
Những phong cách này vẫn mang tầm ảnh hưởng cho đến ngày nay và được nhiều người ứng dụng vào lối thiết kế nội thất của mình, thể hiện sự tinh tế, một chút hoài niệm. Dù là đặc sắc chung của thiết kế châu Âu thời bấy giờ nhưng tại mỗi quốc gia đều có những điểm đặc trưng riêng để tạo nên sự khác biệt.
14. Kiến trúc Tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển được hình thành và phát triển từ lối kiến trúc cổ điển. Bỏ qua những khắt khe về mặt đối xứng, cân bằng, lối kiến trúc này thể hiện sự phóng khoáng hơn trong đường nét thiết kế nhưng vẫn thể hiện được sự tinh tế trong từng chi tiết.
Lối kiến trúc tân cổ điển này vẫn ứng dụng phong cách sang trọng, tinh tế của cổ điển nhưng thể hiện theo kiểu đơn giản hơn, không quá cầu kỳ. Sang trọng và đẳng cấp là những từ ngữ thường được sử dụng cho lối kiến trúc này nhằm thể hiện những nét đẹp mà phong cách này mang lại.
Một số lối kiến trúc tân cổ điển hiện nay được ứng dụng theo cách kết hợp giữa cổ điển và hiện đại tạo nên những điểm đặc trưng riêng biệt, những sự quyền quý, sang trọng của cổ điển được kết hợp cùng với những phong cách hiện đại.
Kiến trúc tân cổ điển đặc sắc ảnh hưởng đến phong cách thiết kế hiện nay
15. Kiến trúc hiện đại
Kiến trúc hiện đại là phong cách được sử dụng phổ biến hiện nay trên toàn thế giới. Từ những vật liệu đến lối thiết kế, phong cách này mang đến những điểm đặc sắc về sự đơn giản, tinh tế và sự sang trọng.
Lối thiết kế này được ứng dụng nhiều trong những công trình nhà ở, khách sạn, biệt thự… Không giống với những kiểu thiết kế trước đây, kiến trúc hiện đại thể hiện sự phòng khoáng về không gian, sự đơn điệu về màu sắc thiết kế cũng như phi đối xứng.
Kiến trúc hiện đại được phát triển mạnh tại châu Âu vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Từ sự thay đổi và không muốn vay mượn những ý tưởng từ các thiết kế xưa cũ mà lối kiến trúc này đã ra đời, tạo nên những cải cách rõ rệt về lối thiết kế, xây dựng.
16. Kiến trúc hậu hiện đại
Ra đời vào những năm 1950, lối kiến trúc hậu hiện đại không còn là những đường thẳng của phong cách thiết kế hiện đại mà ứng dụng những đường cong, đường parabol vào lối kiến trúc này.
Kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại nhưng tập trung chủ yếu vào phong cách hiện đại làm chủ điểm để tạo nên những khác biệt về kiểu dáng, thiết kế và trang trí. Lối kiến trúc này được nhiều người yêu thích và chọn lựa ngày nay để ứng dụng cho các công trình xây dựng.
Kiến trúc là những ý tưởng, sự sáng tạo cho những công trình xây dựng xoay quanh cuộc sống. Ở mỗi một thời điểm sẽ có những lối kiến trúc khác nhau tạo nên những điểm đặc sắc về phong cách thiết kế, những điểm nhấn độc đáo và tạo nên hình thái riêng biệt cho những lối thiết kế này.