Xây cất nhà là việc trọng đại đối với mỗi người. Do đó khi xây nhà thì cần phải xem tuổi để biết được tuổi mình có hợp xây nhà trong năm hay không. Khi gia chủ có tuổi không hợp để xây cất nhà thì cần phải mượn tuổi. Đến khi xây nhà xong thì cần làm các thủ tục chuộc nhà lại. Vậy thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi thực hiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu các thông tin sau để hiểu rõ hơn.
Thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi rất quan trọng khi về nhà mới
Tại sao cần phải mượn tuổi làm nhà?
Xem tuổi khi làm nhà là một trong những yếu tố quan trọng trong phong thủy. Khi xây nhà vào năm hợp tuổi với gia chủ sẽ giúp cho căn nhà luôn êm ấm, mọi việc được thuận lợi, gia đạo bình yên và giúp gia chủ thịnh vượng hơn. Do đó khi xây nhà mọi người thường chú trọng đến việc xem tuổi.
Tuy nhiên khi gia chủ muốn xây cất nhà khi có đủ điều kiện tài chính nhưng lại vào những năm không hợp tuổi, phạm vào những năm tam tai, kim lâu, hoang ốc thì không thể xây được nhà. Lúc này để tiến hành xây nhà thuận lợi cần phải thực hiện thủ tục mượn tuổi của người khác hợp trong năm để xây nhà.
Ngoài ra việc xem tuổi xây nhà thường là xem tuổi của những người đàn ông trong gia đình theo quan niệm dân gian “đàn ông xây nhà”. Tuy nhiên nếu những gia đình không có đàn ông thì cần phải mượn tuổi của người đàn ông khác để tiến hành xây nhà.
Những thủ tục cần thiết khi mượn tuổi xây nhà
Người được mượn tuổi đứng ra làm lễ động thổ xây nhà
Thủ tục mượn tuổi khi xây nhà là một yếu tố quan trọng để giúp cho quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ, gia đạo êm ấm, mang lại nhiều điều may mắn, bình yên cho những người sống trong căn nhà đó. Do đó khi thực hiện thủ tục mượn tuổi làm nhà cần phải chú trọng đến những thủ tục thiết yếu nhất.
Các thủ tục mượn tuổi làm nhà bao gồm:
Gia chủ tìm người có tuổi hợp trong năm để xây nhà. Nên chú ý mượn tuổi của người đàn ông là những người thân trong gia đình hoặc họ hàng. Không nên mượn tuổi của những người đang chịu tang hoặc vướng phải tam tai, hoang ốc, kim lâu.
Khi tìm được người hạp tuổi xây nhà, thỏa thuận xong thì gia chủ thực hiện các thủ tục mượn tuổi. Gia chủ viết một tờ giấy bán đất cho người được mượn tuổi, đây là hình thức tượng trưng để dâng lên thần linh.
Khi bắt đầu lễ động thổ, người được mượn tuổi xây nhà sẽ đứng ra với vai trò là chủ nhà, làm lễ động thổ, khấn vái thần linh, làm lễ cúng và dùng cuốc xới 5 – 7 cái vào đất xây nhà tại hướng tốt để động thổ. Trong khi làm thủ tục này gia chủ không nên xuất hiện và tránh mặt đến khi xong xuôi mọi việc.
Trong những lần đổ mái, người được mượn tuổi cũng cần thực hiện các thủ tục cúng vái thần linh, gia tiên, thổ địa. Sau khi xây nhà xong gia chủ có thể xem ngày tốt để chuộc nhà và nhập trạch lại.
Những thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi xây nhà
Thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi vô được thực hiện với nghi lễ đơn giản
Cũng tương tự như thủ tục mượn tuổi khi xây nhà, sau khi xây nhà xong gia chủ cũng cần lưu ý đến thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi để thực hiện theo đúng quy trình và chính xác nhất.
Trước khi thực hiện lễ nhập trạch về nhà mới và chuộc nhà thì gia chủ cần chuẩn bị các vật dụng như: một chiếc gương, bát nhang, bếp lửa đang cháy, chăn nệm, gạo, nước để chuẩn bị cho lễ nhập trạch.
Tiếp theo khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng thì gia đình bắt đầu cho lễ về nhà mới. Người đầu tiên bước vào nhà là người vợ, mang theo chiếc gương đặt ở phía trước mặt. Tiếp đó gia chủ cầm bát nhang gia tiên vào theo và cuối cùng là con cái đi theo sau cầm bếp thang, chăn mền, gạo, nước.
Đối với những gia đình không có đàn ông thì người phụ nữ có thể cầm bát nhang gia tiên vào nhà. Sau đó chờ đến giờ tốt gia chủ có thể đem vào những vật dụng có giá trị như trang sức, tiền bạc, vòng vàng cất vào tủ.
Sau các thủ tục trên thì gia chủ thực hiện chuyển dời các đồ đạc khác vào nhà mới và sắp xếp lại gọn gàng rồi mới thực hiện thủ tục dâng hương, làm lễ chuộc nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ và nên thực hiện vào những giờ tốt.
Cuối cùng thực hiện thủ tục làm lễ cúng, dâng hương chuộc nhà. Gia chủ và người được mượn tuổi tiếp tục thực hiện các thủ tục thỏa thuận như lúc mượn tuổi làm nhà, gia chủ làm giấy mua lại căn nhà với giá cao hơn. Khi đó căn nhà sẽ là của gia chủ và các nghi lễ cúng chỉ cần gia chủ tự đứng ra thực hiện.
Bài văn khấn chuộc nhà mượn tuổi
Khi làm lễ dâng hương thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi thì gia chủ cần khấn theo bài văn khấn sau để thỉnh cầu đến các vị thần linh chứng giám cho gia đình như sau:
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con kính lạy mười phương trời, mười phương Chư Phật.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy các vị thần linh, thổ địa cai quản khu đất này.
Hôm nay là nhằm ngày… tháng… năm… (âm lịch).
Con tên là:… Ngụ tại:…
Nay con thành tâm bày biện hương hoa lễ vật và các thứ kính dâng lên chư vị tôn thần. Các vị thần linh chính trực giữ ngôi tam thái, thể đức hiếu sinh phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao đạo đức.
Gia đình chúng con nay đã hoàn tất công trình và chọn được ngày lành tháng tốt để dọn đến cư ngụ. Kính mong các vị chư thần gia án, tác phúc, phù hộ cho gia đình chúng con an lành, làm ăn tiến tới, gia đạo bình an, tài lộc dồi dào.
Kính mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ tại nơi đất này xin chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, bốn mùa không hạn ách nào, có điều lành ứng tiếp.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần)
Thủ tục mượn tuổi làm nhà là một trong những tục lệ phong thủy vô cùng quan trọng. Với những người không hợp tuổi trong năm để có thể xây nhà được thuận lợi thì cần phải thực hiện các thủ tục mượn tuổi. Sau khi hoàn tất xây nhà thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi cũng rất quan trọng, giúp cho gia đạo bình an và thần linh minh chứng, phù hộ.