Tầng hầm để xe là kiến trúc được sử dụng nhiều tại nhiều công trình công cộng thậm chí là thiết kế nhà ở hiện đại. Nắm bắt rõ về tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe giúp đảm bảo chất lượng công trình đồng thời giúp phát huy hiệu quả sử dụng của tầng hầm để xe.
Tầng hầm phục vụ để xe ô tô và nhiều phương tiện liên quan
Diện tích xây dựng tầng hầm được tính như thế nào ?
Tầng hầm là một công trình phụ trong không gian của công trình chính được tính diện tích theo những nguyên tắc sau:
- Tầng hầm được xây với độ sâu từ 1.0 – 1.5 m so với mặt vỉa hè được tính 150% diện tích.
- Tầng hầm được xây dựng với độ sâu từ 1.5 – 2m so với mặt vỉa hè được tính 170% diện tích.
- Tầng hầm được xây dựng có độ sâu >2m so với mặt vỉa hè được tính 200% diện tích.
Có nghĩa là nếu ngôi nhà có diện tích 100m2 (10m×10m), thiết kế 3 lầu thì diện tích tầng hầm sẽ là 150m2 nếu độ sâu từ 1 – 1.5m; 170m2 nếu độ sâu là 1.5 – 2m; 200m2 nếu độ sâu lớn hơn 2m.
Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm về những thông số kiến trúc bên trong
Xoay quanh đến vấn đề về tiêu chuẩn thiết kế bãi đỗ xe tầng hầm và các thông số kiến trúc bên trong bạn cần tìm hiểu rõ để xây dựng hợp lý, có kế hoạch, phát huy mục đích sử dụng của tầng hầm. Tiêu chuẩn thiết kế cụ thể như sau:
Công trình nhà ở có không quá 5 tầng hầm
- Nhu cầu sử dụng tầng hầm, diện tích sàn,… là yếu tố quyết định độ sâu, chiều cao, chiều rộng của tầng hầm. Kiến trúc sư là người sẽ tư vấn rõ cho bạn vấn đề này nếu có thắc mắc liên quan khi xây dựng công trình.
- Tầng hầm biệt thứ 1, 2 hoặc 3 tầng thì kích thước nhỏ nhất là 15m2 sử dụng để chứa ô tô 4 chỗ cỡ nhỏ; kích thước nhỏ nhất đạt 16.5m2 để chứa ô tô 4 chỗ có phần thân dài.
- Tầng hầm là công trình riêng biệt không được tính vào số tầng của ngôi nhà ở.
- Chiều cao thông thủy của tầng hầm không bao giờ thấp hơn 2.2m đối với nhà ở; các công trình công cộng như trung tâm thương mại, nhà chung cư,… chiều cao thông thủy phải cao hơn 3m.
- Lối ra của tầng hầm tuyệt đối không được thông với hành lang của ngôi nhà mà phải xây riêng biệt, trực tiếp thông ra bên ngoài. Lối ra bao giờ cũng từ 2 trở lên và kích thước nhỏ nhất là 0,9m x1,2m.
Quy định về số tầng hầm
Theo quy định của Bộ Xây Dựng, tầng hầm sử dụng trong mục đích để xe không được quá 5 tầng bên trong công trình. Tùy theo mục đích sử dụng mà số tầng hầm sẽ có sự thay đổi khác nhau tuy nhiên thông thường người ta thường thiết kế 1 tầng hầm cho công trình, đặc biệt là công trình nhà ở. Các công trình có quy mô lớn thường có tối đa 3 tầng để xe nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế bãi đỗ xe tầng hầm được quy định.
Quy định chiều cao tầng hầm
Tầng hầm nhà phố được thiết kế đúng quy định của Bộ Xây Dựng
Chiều cao tối thiểu của 1 tầng hầm theo như quy định của Bộ Xây Dựng là 2.2m nhằm mục đích đảm bảo các hoạt động di chuyển của con người, phương tiện bên trong tầng hầm. Trong trường hợp tầng hầm có nhiều đà chống thì chiều cao nên giảm xuống khoảng 20 – 30cm nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng công trình.
Quy định chiều cao tầng bán hầm
Chiều cao của tầng bán hầm cũng không hề có nhiều khác biệt với chiều cao của tầng hầm dưới mặt đất. Tối thiểu 2.2m là chiều cao chuẩn quy định được đưa ra khi xây dựng tầng bán hầm cho công trình có liên quan. Tuy nhiên, người thiết kế tầng bán hầm sẽ có những tư vấn khác nhau về thông số này nếu lắng nghe mục đích sử dụng khác nhau của gia chủ.
Một số quy định về xây dựng tầng hầm nhà phố
Tầng hầm của công trình nhà phố được xây dựng cần tuân theo đúng quy định tại Điều 11-135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007:
- Vị trí phần nổi của công trình không quá 1.2m so với bề mặt vỉa hè tính từ mặt sàn tầng hầm đến tầng trệt của ngôi nhà phố.
- Vị trí ram dốc phải cách đường đi chính tối thiểu 3m.
- Nhà phố có mặt tiền cách mặt đường bé hơn 6m không được thiết kế tầng hầm tiếp giáp chính diện với mặt đường trong trường hợp sử dụng phương tiện xe ô tô.
Xây dựng tầng hầm cũng cần tuân thủ một số quy định
Khi tiến hành xây dựng tầng hầm, bạn nhất thiết cần tuân thủ một số quy định có liên quan đến:
- Chiều sâu của tầng hầm: Độ sâu tính từ mặt vỉa hè xuống lòng đất không quá 1.5m nếu xây tầng bán hầm và sâu hơn 1.5m nếu xây tầng hầm.
- Nền và phần vách của hầm cần đổ bê tông có độ dày 20cm nhằm đảm bảo được tính chống thấm cũng như thoát nước của tầng hầm.
- Cần thiết kế rãnh âm để hứng nước, dẫn thoát nước ra ngoài.
- Chú ý đến giải pháp về thoáng khí và ánh sáng mang đến sự thoáng khí, thoải mái bên trong tầng hầm.
Tầng hầm cần được thiết kế với độ dốc hợp lý
Độ dốc tầng hầm nhà phố bao nhiêu?
Độ dốc của công trình nhà phố cần thiết được xây dựng theo đúng quy định của Bộ Xây Dựng, có nghĩa là độ dốc tầng hầm giao động trong khoảng từ 15% – 20% so với chiều sâu của tầng hầm. Cụ thể như nếu tầng hầm sâu 1 mét thì độ dốc của tầng hầm không được vượt quá 6m nhằm đảm bảo việc lưu thông lên xuống của phương tiện.
Thiết kế độ dốc cong của tầng hầm không nên >13%, đường dốc không nên vượt quá 15%. Công trình nhà phố không có chiều dài lý tưởng thì độ dốc cần thiết được xây dựng giao động trong khoảng từ 20 – 25% so với độ sâu của tầng hầm.
Trên đây là tất cả các kiến thức có liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm bạn nên tham khảo nếu có nguyện vọng xây dựng công trình. Vì một cuộc sống an toàn, chất lượng sử dụng tầng hầm cao hãy nên tham khảo, cân nhắc kỹ để tính toán được các thông số chuẩn xác.