Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style)

Kiến trúc Đông Dương là vẻ đẹp cách tân đến từ nền văn hóa Pháp đã du nhập vào Việt Nam ta qua bao năm tháng và để lại dấu ấn đặc trưng là mình chứng cho sự kết hợp kiến trúc giữa Việt Nam và Pháp. Và đến thời gian gần đây phong cách kiến trúc này cũng trở nên được nhiều người ưa chuộng. Vậy phong cách kiến trúc Đông Dương là gì ? Hãy cùng Kiến Trúc Lâu Đài Cổ Điển Europa tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) 1

Kiến trúc Đông Dương là gì? Nguồn gốc ra đời và lịch sử hình thành của kiến trúc Đông Dương

Theo nhiều nguồn tin sưu tầm thì Kiến Trúc Đông Dương còn được gọi là phong cách Indochine Style. Trong tiếng Pháp sẽ có nghĩa là Đông Dương. Thuật ngữ này để người Pháp muốn nói đến các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia là những nước thuôc Đông Nam Á. Phong cách kiến trúc này đã được người Pháp áp dụng vào thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945). Đây được xem là bước giao thoa giữa 2 nền văn hóa Việt – Pháp.

Kiến trúc Đông Dương đã thể hiện được cái hồn của công trình, tạo nên nét tinh hoa, bản sắc văn hóa và bề dày lịch sử của nó. Mọi thứ xuất hiện trong kiến trúc này đều mang hơi thở, vẻ đẹp truyền thống của 1 thời kì xưa cũ mang đậm nét hoài cổ.

Cho đến thời đại hiện nay, Kiến trúc Đông Dương cách tân ở Sài Gòn vẫn mang đậm nét đặc trưng của mình và trở nên thịnh thành trong các công trình kiến trúc và thiết kế nhà ở.

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) 2

Nguồn gốc và lịch sử hình thành nên biệt thự kiến trúc Đông Dương là bắt đầu từ khi Pháp mang kiến trúc của mình du nhập vào Việt nam thì khi đó tình hình rất gặp nhiều hạn chế do khí hậu ở Việt Nam khá nóng ẩm, có mưa nhiều,…nên gặp rất nhiều các khó khăn. Lại thêm vấn đề là sự ảnh hưởng của Pháp đến Việt Nam đang bắt đầu giảm sút từ những năm 30, 40 của thế kỉ XX. Cho nên để có thể tạo được niềm tin từ lòng dân, các kiến trúc sư học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đều phải suy nghĩ và nãy sinh ra ý tưởng mới . Đó là ứng ụng phong cách kiến trúc Pháp nhưng sẽ lồng ghép thêm kiến trúc Việt Nam vào trong các công trình.

Cha đẻ của chính các công trình này đó là kiến trúc sự Ernest Hee1brard, giáo sư của trường Mỹ thuật Đông Dương.Ông đặt tên gọi của nó là kiến trúc Đông Dương nhưng thực tế đây là phong cách thiết kế Á – Âu. Không chỉ đơn giản là có kiến trúc của 3 nước Đông Dương mà trong đó còn có cả của Trung Quốc.

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) 3

Ernest Hébrard đã sáng tạo ra kiến trúc Đông Dương mang phong cách khá độc đáo và có nhiều công trình có giá trị nghệ thuật cao. Trường đại học tổng hợp Hà Nội chính là một trong các công trình đầu tiên cho phong cách kiến trúc Đông Dương àm chính ông đã thiết kế. Cho đến năm 2020, công trình này vẫn còn đang giữ rất nhiều nét thiết kế kiến trúc độc đáo và nét đẹp giao hợp của nhiều quốc gia.

Phong cách indochine là gì?

Phong cách indochine là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Pháp với nét đặc trưng văn hóa, địa lý ở Việt Nam. Người Pháp đã nhanh chóng du nhập lối thiết kế kiến trúc của họ vào các nước phương Đông. Sau đó, họ đã có sự biến tấu phù hợp hơn với kiến trúc thông thường của các nước Đông Dương.

Phong cách Indochine tinh tế kết hợp giữa kiến trúc Tân Cổ Điển Pháp và các chất liệu truyền thống Á Đông. Đây là sự hòa trộn giữa 2 nền văn hóa trái ngược nhưng ngẫu nhiên không tạo nên tương phản, ngược lại mở ra một triết lý mỹ thuật riêng biệt và độc đáo tạo nên không gian nội thất đặc biệt ấn tượng.

Có thể thấy, kiến trúc sư đã rất dụng tâm khi “nhiệt đới hóa” các bản vẽ Pháp để phù hợp với môi trường khí hậu nóng ẩm cũng như văn hóa Việt Nam. Ngay khi phong cách nội thất này xuất hiện đã nhanh chóng trở thành xu hướng trang trí nhà ở được nhiều gia đình ưa chuộng.

Phong cách Indochine được ứng dụng trong kiến trúc nội thất Việt Nam là sự hòa trộn giữa bản sắc của dân tộc và phong cách Tân Cổ điển của Pháp. Sự kết hợp tinh tế và đặc sắc giữa 2 nên văn hóa này tạo nên sự khác biệt tạo nên một phong cách mới với quan điểm mỹ thuật, thể hiện được tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử.

Các đặc điểm của kiến trúc Đông Dương

Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Kỹ thuật của kiến trúc này được sử dụng hoàn toàn từ chất liệu và kỹ thuật mới. Các hệ khung đều được làm từ bê tông nên khả năng chịu lực rất tốt. Phần khung sẽ được làm từ thép tiền chế, sảnh sứ được làm đa màu. Ngói được làm từ đá xám chẻ ( hay còn được gọi là ngói ardoise ) với gạch đỏ có họa tiết là caro. Một số các chị tiết hiện đại thời bây giờ cũng luôn được ứng dụng vào phong cách kiến trúc Đông Dương như cột thu lôi, bóng đèn điện, cổng sắt uốn,…

Dùng hệ thống mái khác biệt

Các công trình này sẽ được sử dụng bằng mái bằng hay mái ngói. Mái ngói sẽ đảm bảo nhô ra để có thể che nắng che mưa hiệu quả. Các phần seno thu nước nằm dọc theo phần mái. Một số công trình ứng dụng phần mái vút cong ở đầu, góc mái chồng diêm theo kiểu truyền thống. Họa tiết hoa văn cũng được trang trí ở đỉnh mái và góc cong của mái.

Giải pháp về kiến trúc

Để thật sự phù hợp với nguồn khí hậu tại Việt Nam, các công trình nội thất indochine sẽ được thi công xây dựng hành lang và dàn pergola rộng, dài nối dài để gắn với công trình. Phía phần tường của trần nhà sẽ được lắp thêm các lam gió giúp cho thông thoáng và tận dụng được tối đa nhiều ánh sáng. Hầu hết thì các công trình sẽ luôn có khuôn viên rộng ở trong để làm tăng thêm ánh sáng và thoáng đãng.

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) 4

Sử dụng hệ cửa dày và cao

Trang trí nội thất indochine với phần cửa sổ luôn được bố trí với nhiều nơi và dày đặc để tăng sự thông thoáng. Phổ biến nhất đó chính là cửa chớp giúp cho thông gió cả ngày khi đóng cửa kín. Phần ngoài hành lang cũng sẽ được thiết kế cửa sổ giúp ánh sáng vào nhà nhiều nhất có thể.

Đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương

Về màu sắc

Những màu sắc được thêm vào và ứng dụng bao gồm màu vàng nhạt, vàng kem, trắng mang những nét hoài cổ. Phần nội thất được tận dung tối đa với gam màu trung tính của gỗ, tre, nứa mang nét Á Đông.

Bạn cũng có thể phá cách đôi chút với những gam màu nóng như vàng, cam, đỏ tím xanh nhạt,…

Hoa văn và các họa tiết trang trí

Họa tiết Kỷ Hà

Họa tiết Kỹ Hà chính là họa tiết được mắc lưới lục giác với hình thôi khá giống với các hình lục giác giống với đường lục giác có trên mai rùa, độ dài của hình thôi sẽ khác nhau cùng với những họa tiết không đều nhau. Sẽ sử dụng đối với những đồ vật để trang trí cùng với những họa tiết mắc lưới hình tam giác, có hình dấu nhân nhằm sẽ tạo nên vẻ đẹp hài hòa, cuốn hút.

Họa tiết hình chữ nhật

Các họa tiết có hình dạng Hán tự bao gồm: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ đều được sử dụng khá là nhiều trong phong cách của kiến trúc Indochine. Điều này xảy ra là do sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc tác động lên phong cách này. Những họa tiết này đều có thể được theo một khung nhất định hay cũng có thể nằm tự do tùy theo cách thiết kế.

Họa tiết tĩnh vật

Các họa tiết tĩnh vật sẽ bao gồm đó là trái châu và bát cửu. Có thể đối với họa tiết trái châu, bạn sẽ thấy được những họa tiết này trên nóc chùa bao gồm những họa tiết trái châu cùng với hai con rồng ở góc mái. Bộ bát cửu bao gồm quả bầu, quạt, gươm, những quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sao,…

Họa tiết hoa lá, dây lá, quả

Trong phong cách này có biểu tượng của 4 mùa tứ quý Tùng, Cúc Trúc, Mai sẽ được sử dụng  khá nhiều trong phong cách này.

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) 5

Chất liệu sử dụng trong kiến trúc Đông Dương

Chất liệu gỗ

Đây là vật liệu đóng vai trò then chốt trong thiết kế kiến trúc Đông Dương cách tân. Thường sẽ được sử dụng cho sàn nhà, trần nhà, bộ khung kết cấu, các chi tiết trang trí,…

Chất liệu tre, nứa

Vật liệu để chống mối, có độ bền cao và mang đến phong cách thôn quê Việt xưa. Sử dụng tre cho ghế, tấm vách ngăn,… tạo độ mềm mại, hòa hợp với chất liệu gỗ.

Chất liệu gạch bông, gạch nung

Là một trong những vật liệu không thể nào thiếu trong các căn nhà xưa. Được dùng để lát sàn, trần nhà tạo ra điểm nhấn thu hút cho kiến trúc không gian lộng lẫy.

Sử dụng một số vật dụng khác

  • Các loại tượng Phật, tượng tròn, tứ linh
  • Các biểu trượng trong nhân gian như con rối, con giống
  • Các loại hoa cúc, hoa sen, cây bồ đề…

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) 6

Một số công trình kiến trúc ở Việt Nam sử dụng phong cách kiến trúc Đông Dương

Cục Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn

Đây chính là bưu điện lớn nhất ở Việt Nam đã tồn tại được hơn 100 năm. Công trình kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn này đã được người Pháp xây dựng vào năm 1886 – 1891. Đến sau này thì đã được công nhận chính là công trình kiến trúc Đông Dương do có sự giao thoa giữa kiến trúc Á – Âu.

Phong cách kiến trúc đông dương bưu điện sài gòn 1

Phong cách kiến trúc đông dương bưu điện sài gòn 2

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng này ngày xưa được gọi với cái tên là Louis Finot. Là bảo tàng nằm tại trung tâm của Sài Gòn mang theo phong cách kiến trúc Đông Dương độc đáo và được hình thành vào năm 1932. Không gian đều được chia ra làm 2 với khu sảnh hình bát giác và khi trưng bày lớn.

Phong cách kiến trúc đông dương bảo tàng lịch sử việt nam

Phong cách kiến trúc đông dương bảo tàng lịch sử việt nam 2

Trụ sở Bộ Ngoại giao

Cả công trình đều được hoàn thành vào năm 1928. Đây cũng chính là công trình duy nhất được làm và thi công theo đồ án quy hoạch khu trung tâm hành chính. Công trình này cũng do chính vị kiến trúc sự Ernest He1brard thiết kế theo dạng hình chữ H độc đáo.

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) trụ sở bộ ngoại giao 2

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) trụ sở bộ ngoại giao

Trường Petrus Ký – Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã được xem là một ngôi trường mang tinh biểu tượng trong các phong trào đấu tranh trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Được viết đến là một ngôi trường có mái ngói rất đẹp mang đâm phong cách kiến trúc Đông Dương một thời.

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) trường thpt lê hồng phong 2

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) trường thpt lê hồng phong 1

Tòa nhà chính đại học Đông Dương

Được thiết kế theo phong cách tân cổ điển với cấu trúc hình khối, mặt bằng của không gian theo kiểu chính thống, nhấn mạnh được khối sảnh trung tâm, hai bên là giảng đường lớn và thư viện được bố trí trên hai tầng nhà.

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) trường đại học đông dương 2

Phong cách kiến trúc đông dương (indochine style) trường đại học đông dương

Bài viết liên quan